logo

Cẩm nang Du lịch cộng đồng xóm Mỗ

Xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2024

Du lịch cộng đồng xóm Mỗ -  Điểm đến thân thiện và hấp dẫn”.

Phần giới thiệu chung về huyện Cao Phong

Cao Phong là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình với diện tích tự nhiên hơn 256 km², bao gồm 09 xã và 01 thị trấn. Dân số của huyện có trên 46.000 người, chủ yếu là các dân tộc Mường (chiếm trên 72%), Kinh, Dao.  Khí hậu nơi đây tương đối mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trồng cam.

Cao Phong được biết đến với địa danh Mường Thàng, một trong bốn Mường lớn của tỉnh Hòa Bình, nổi tiếng với nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc. Trong đó, nghệ thuật Chiêng Mường là một nét văn hóa nổi bật. Bên cạnh đó, Mo Mường là di sản văn hóa độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc. Cao Phong có 03 di tích cấp Quốc gia gồm: Chiến khu Cao Phong - Thạch Yên, Tượng đài Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Cù Chính Lan và Danh lam thắng cảnh Quần thể hang động Núi Đầu Rồng. Ngoài ra, còn có các điểm văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách như: Chùa Khánh, Đền Bồng Lai, Chùa Quèn Ang, Đền Bờ,… Huyện cũng có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Mường Thàng, Lễ hội Rước Nước, Lễ hội Bà Chúa Mường.

Cao Phong còn có Công viên di sản, nơi lưu giữ và phát huy di sản của các nhà khoa học Việt Nam, cùng với một số bản du lịch cộng đồng là những điểm đến du lịch hấp dẫn.

Giới thiệu khái quát điểm du lịch cộng đồng xóm Mỗ.

Cách thành phố Hòa Bình khoảng hơn 10 km, xóm Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là điểm đến đầy hấp dẫn, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước.

Xóm Mỗ có hơn 140 hộ chủ yếu là người dân tộc Mường sinh sống. Vẻ đẹp của cảnh quan nơi đây khiến bao du khách đặt chân đến cảm nhận được cuộc sống thanh bình, ấm áp của đồng bào dân tộc Mường. Trong không gian yên bình là những nếp nhà sàn thấp thoáng trên sườn đồi, phía trước là những thửa ruộng bậc thang xanh mướt nối tiếp nhau. Đến đây du khách sẽ được đắm mình tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, trải nghiệm sinh hoạt của người dân, thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Mường, nghe các làn điệu dân ca của các chàng trai cô gái Mường hòa trong tiếng chiêng, tiếng sáo ôi hay nghe những câu chuyện kể về xứ Mường xưa.

Từ đây, du khách có thể ghé thăm Tượng đài chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan, Bảo tàng không gian Văn hóa Mường và đến Khu du lịch Hồ Hòa Bình thơ mộng.

Bản sắc văn hóa điểm du lịch cộng đồng xóm Mỗ

Canh tác, trồng trọt

Người dân xóm Mỗ rất chú trọng đến việc canh tác và trồng trọt. Cây lương thực vẫn chiếm tỷ lệ cao trong diện tích gieo trồng hàng năm, chủ yếu là diện tích lúa chiếm phần lớn. Cây lúa được trồng hai vụ trên những thửa ruộng bậc thang: vụ đông xuân thường được cấy vào cuối tháng 1, tháng 2 và thu hoạch giữa tháng 5, tháng 6. Vụ mùa thường được cấy vào cuối tháng 6 và tháng 7, thu hoạch vào giữa tháng 9 và tháng 10. Người dân cũng trồng các loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn để làm lương thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, xóm có nhiều trang trại trồng cây ăn quả như mít, na, cam, bưởi. Đặc biệt xóm trồng các giống cam như cam lòng vàng, cam xã Đoài, cam Canh có chất lượng tốt, hương vị thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng.

Xóm Mỗ là một địa điểm lý tưởng cho du khách đến khám phá, trải nghiệm như một người nông dân thực thụ tại điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn này.

Kiến trúc nhà ở

Xóm Mỗ còn lưu giữ được nhiều nhà ở truyền thống của người Mường. Các nhà sàn nơi đây được được làm ở các sườn đồi và hướng ra những thửa ruộng bậc thang.

Điểm nổi bật tạo nên sức hút cho xóm Mỗ là những ngôi nhà sàn cổ hình con rùa của người Mường, nhà thường có 2 vì kèo, 4 cột cái tượng trưng cho 4 chân con rùa, 4 mái tượng trưng cho mai rùa, bởi tín ngưỡng dân gian của người Mường coi rùa là biểu trưng cho sự bền vững. Thông thường, những ngôi nhà sàn của người dân nơi đây được xây dựng dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi đđón nhận khí trời và khô ráo hơn, thuận tiện cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, những ngôi nhà sàn của người dân nơi đây được chia thành ba khu vực: Phần sát mái là những cây tre lớn để lưu trữ lương thực và đồ dùng gia đình, không gian chính giữa là nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi, tiếp đón khách, và phần dưới cùng là nơi chứa dụng cụ sản xuất. Bếp cũng là một phần quan trọng trong ngôi nhà sàn Mường tại đây. Bếp được coi là linh hồn của ngôi nhà và không chỉ đơn thuần là nơi chuẩn bị đăn, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình. Bếp luôn được người Mường coi trọng và giữ gìn để tiếp đón khách du lịch và tiến hành các cuộc trò chuyện thân mật, mời cơm trong không gian ấm cúng bên bếp lửa.

Những nếp nhà sàn truyền thống gắn với phong tục, tập quán và sinh hoạt của người Mường xóm Mỗ đang thu hút được nhiều du khách tìm đến để khám phá trải nghiệm.

Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết, văn học…)

Tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và được xem như thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Trước đây, người Mường không có chữ viết, văn học dân gian Mường đều là truyền miệng. Sau này, các nhà nghiên cứu văn hóa đã dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm ghi chép lại các di sản văn hóa của dân tộc Mường. Nhờ đó, một số tác phẩm văn học, nghệ thuật Mường đã được ấn hành như: Đẻ đất, đẻ nước; Thường rang bọ mẹng; Mo Mường…

Năm 2016, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình gồm có 28 chữ cái, có 6 thanh như tiếng Việt và được giảng dạy, sử dụng rộng rãi cho Nhân dân trong tỉnh.

Xóm Mỗ thuộc Mường Thàng, là nơi người dân địa phương vẫn duy trì được phong tục tập quán truyền thống và kiến trúc nhà ở cũng như tiếng nói, chữ viết để bảo tồn văn hóa bản địa của quê hương.

Trang phục truyền thống

Người Mường ở xóm Mỗ có trang phục truyền thống, nam giới thường mặc áo cánh dài tay và quần dài. Áo cánh dài tay đến ngang hông, thân trước xẻ thành hai vạt. Quần dài thường có màu trắng hay màu nâu, ống quần và đũng khá rộng.

Phụ nữ Mường ở đây có hai loại áo ngắn và áo dài. Áo ngắn có thân ngắn, xẻ ngực, không có khuy, nếu có thì đó là một khuy, bấm ngang ngực, cổ được khoét tròn, đường viền cổ áo và cổ tay được thêu thùa. Áo dài chủ yếu mặc để tiếp khách hoặc vào ngày lễ hội. Thân áo dài tới quá đầu gối, nửa thân trên giống áo ngắn, nửa thân dưới từ eo lưng trở xuống thả dần rộng ra, khi mặc áo ôm kín hết thân sau. Trước kia áo dài làm bằng vải sợi bông tự dệt, tự khâu, màu xanh sẫm hay đen nhưng ngày nay thường may bằng các chất liệu vải hiện đại, mỏng, mềm mại, màu sắc sinh động. Váy của phụ nữ Mường gồm hai phần chính: phần trên là cạp váy, tính từ ngang hông trở lên; phần dưới là thân váy, tính từ chỗ tiếp giáp cạp váy buông xuống gấu váy ở ngang mắt cá chân. Vẻ đẹp độc đáo, trang nhã của váy Mường tập trung ở cạp váy và được thêu dệt các hoa văn rất công phu, tỉ mỉ.

Nghệ thuật

Người dân xóm Mỗ, xã Bình Thanh vẫn tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống như hát đúm, hát xéc bùa (sắc bùa). Hát sắc bùa trong những ngày đầu năm mới luôn gắn với các nghi thức để chúc mừng năm mới; hát lời thương với các làn điệu thường rang, bọ mẹng…; múa quạt ma và múa mặt nạ là nghi thức múa tín ngưỡng được tiến hành khi nhà có tang lễ; múa cờ là một hình thức múa tế lễ; múa trống đồng là một hình thức biểu diễn đánh trống đồng được cách điệu. Đặc biệt, người Mường có Chiêng, là loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu và đặc sắc nhất. Chiêng có giá trị về cả vật chất lẫn tình thần và có vai trò, vị trí đặc biệt trong đời sống của Người Mường. Chiêng được đánh trong hội Sắc bùa vào đầu năm mới, trong lễ cưới, đám tang, ngày hội, đón khách đến chơi nhà.

Các loại hình nghệ thuật dân gian của người dân tộc Mường tại xóm Mỗ đang được đưa vào khai thác đón tiếp phục vụ khách du lịch.

Trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian của người dân tộc Mường là hoạt động không thể thiếu trong những ngày hội và được nhiều người tham gia. Nếu du khách muốn được tham gia các trò chơi dân gian Mường thì xóm Mỗ là điểm đến lý tưởng để trải nghiệm. Tại đây, du khách có thể tham gia một số trò chơi đặc sắc hấp dẫn như sau :

Chơi ném còn, là một trò chơi rất phổ biến của đồng bào thiểu số của các dân tộc miền núi hay được tổ chức vào dịp tết hoặc lễ hội thu hút được nhiều lứa tuổi, nhất là thanh thiếu niên nam, nữ.

Chơi đánh đu, trò chơi này được trẻ em và thanh niên nam nữ yêu thích. Hai người bước lên ván đu và nắm chặt tay vào cây được một người đẩy đu ban đầu tạo đà, sau đó cả hai cùng phối hợp nhún chân cho vòng đu bay bổng, bay càng cao càng đẹp mắt để nhận được khen ngợi.

Đi cà kheo là trò chơi có thể nhiều người tham gia. Loại hình này có thể tổ chức thành cuộc thi, những thi đấu đứng thành hàng ngang, hai tay giữ chặt thân kheo, khi trọng tài hạ lệnh khai cuộc thì mọi người trèo lên và nhanh chân chạy về đích, ai về trước là thắng.

Các trò chơi dân gian Mường ở xóm Mỗ được đông đảo người xem và nhiều du khách nhiệt tình tham gia.

 

Nghề truyền thống

Xóm Mỗ có nghề thủ công nghề đan lát và dệt thổ cẩm. Đan lát những món đồ đơn giản thì rất nhiều người làm được. Người Mường đã sử dụng những cây tre, cây nứa, cây vầu, mây… những loại cây này được đem xử lý và đan thành các vật dụng có thể sử dụng trong đời sống hằng ngày như: đồ đựng xôi, khay đựng bánh kẹo hoa quả, chiếu, nong, nia, rổ… những đồ vật này có thể dùng hàng chục năm không bị hỏng. Đây cũng là những sản phẩm được nhiều khách từ các tỉnh mua về trang trí và  sử dụng.

Bên cạnh đó, nghề  dệt thổ cẩm cũng là một nghề truyền thống được phụ nữ Mường duy trì và bảo tồn. Một số hộ dân nơi đây có khung cửi, trồng dâu, nuôi tằm để lấy sợi và dệt thổ cẩm. Thổ cẩm làm ra được dùng để may quần, áo, và các đồ lưu niệm như túi, mũ, khăn…bán cho du khách.

Nghề truyền thống ở xóm Mỗ đang được bảo tồn và phát triển, tạo được nhiều việc làm và góp phần quan trọng trong việc mang lại nguồn thu cho người dân địa phương.

Phong tục cưới hỏi

Cũng như người Mường  Hòa Bình, người Mường  xóm M có phong tc cưới hi và hôn nhân độc đáo vi nhiu nghi l mang đậm bn sc văn hóa và tính nhân văn sâu sc. Sau khi đôi trai gái đã biết nhau, gia đình nhà trai đến gp nhà gái để nói chuyn, xin phép cho con trai được đến tìm hiu cô gái. L vt nhà trai mang đến nhà gái trong ln đầu tiên này thường là tru cau và rượu.

Sau mt thi gian tìm hiu chính thc, nhà trai mang sính l đến nhà gái xin cho con trai được kết hôn vi cô gái. L vt trong ln này gm có ln, gà, go nếp, rượu và tin mt. Sau nghi l này, cô gái và chàng trai được coi chính thc là con dâu, con r ca hai gia đình. Tuy nhiên vn còn là thi gian tìm hiu ca đôi trai gái.

Đến mt khong thi gian phù hp, do hai gia đình và đôi trai gái đồng thun thì din ra l cưới. Nghi l này nhà trai mang nhiu sính l đến nhà gái vi rt nhiu sính l gm tru cau, rượu, ln, bánh trái và tin mt. Sau tic cưới, đoàn người thân và h hàng đưa cô dâu v nhà chng, cô dâu mang theo nhiu chăn, gi, vi và váy áo để biếu b m chng và phc v chính cuc sng ca mình. Mang đến nhiu đồ đẹp, quý giá thì càng chng t cô gái là người chăm ch, chu khó, thông minh, và gia đình khá gi.